Ba Quy Luật Của Hiệu Quả – Xây Dựng Văn Hoá Làm Việc Hiệu Suất Cao

Làm thế nào để Thế giới di động, F88 hay nhiều doanh nghiệp được Mekong Capital đầu tư tạo ra các kết quả đột phá.

Ba Quy Luật Của Hiệu Quả

Doanh nghiệp luôn tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi “Làm sao để chuyển hóa hiệu suất của con người một cách bền vững và thực chất?”

Câu trả lời sâu sắc và đột phá đến từ cuốn sách “The Three Laws of Performance – Ba Quy Luật Của Hiệu Suất” do Steve Zaffron – CEO của The Vanto Group, cùng với Giáo sư Dave Logan – Trường Kinh doanh Marshall (USC) đồng tác giả.

Cuốn sách đã trở thành best-seller toàn cầu, được các tập đoàn hàng đầu trên thế giới sử dụng như một nền tảng tư duy trong quá trình chuyển hóa tổ chức và phát triển lãnh đạo.

Vanto Group – đơn vị đứng sau triết lý này – là một tổ chức tư vấn chiến lược toàn cầu, nổi tiếng với các chương trình can thiệp tổ chức mang tính “đánh thức” và tạo đột phá cho đội ngũ lãnh đạo. Đặc biệt, tại Việt Nam, Mekong Capital – một trong những quỹ đầu tư tư nhân hàng đầu – đã đưa phương pháp này vào chương trình đào tạo đội ngũ lãnh đạo cấp cao của các công ty mà họ đầu tư như: Thế Giới Di Động, PNJ, YOLA, F88, Seedcom…để tạo ra các kết quả đột phá

Vậy “Ba Quy Luật Của Hiệu Quả” là gì, và tại sao chúng lại có khả năng thay đổi cách con người hành động và lãnh đạo trong tổ chức?

Trong một buổi phỏng vấn đặc biệt, Steve Zaffron – người đồng sáng lập triết lý này – đã chia sẻ rõ ràng và sâu sắc về bản chất của ba quy luật, cách chúng ứng dụng vào kinh doanh, cũng như mô hình lãnh đạo mới tách biệt hoàn toàn khỏi khái niệm “quyền lực”.

Dưới đây là bản dịch tiếng Việt đầy đủ và sát nghĩa đoạn phỏng vấn với Steve Zaffron về “Ba Quy Luật Của Hiệu Suất”, giúp bạn hiểu rõ hơn tư duy cốt lõi phía sau cuốn sách đã tạo cảm hứng cho hàng triệu nhà lãnh đạo trên toàn thế giới:

Người dẫn chương trình:
Cùng tham gia với chúng ta hôm nay là Steve Zaffron từ Tập đoàn Manta. Steve là đồng tác giả của cuốn sách bán chạy The Three Laws of Performance. Steve, ba quy luật này cụ thể là gì?

Steve Zaffron:
Trước tiên, tôi muốn nói rằng tôi không viết cuốn sách này một mình. Đồng tác giả của tôi là Giáo sư Dave Logan đến từ Trường Kinh doanh Marshall thuộc Đại học USC. Chúng tôi đã dành sáu năm để cùng viết cuốn sách này, nhằm ghi lại và hệ thống hóa “Ba Quy Luật Của Hiệu Suất”.

Quy luật thứ nhất là: Kết quả của con người tương quan trực tiếp với cách họ nhìn nhận tình huống xảy ra

Chúng tôi tập trung vào hiệu suất, mà bản chất là hành động, và tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Tại sao con người lại hành động như họ đang hành động?”, và làm sao để nâng tầm hành động của họ.

Hiệu suất không đến từ “thực tế khách quan” của hoàn cảnh, mà đến từ cách con người trải nghiệm, diễn giải, và cảm nhận các hoàn cảnh đó. Đó là cách mà hoàn cảnh “hiện ra” trong nhận thức của họ.

Quy luật thứ hai là: Cách mà tình huống “hiện ra” với con người được hình thành bởi ngôn ngữ. Nói cách khác, trải nghiệm của con người với hoàn cảnh đến từ câu chuyện, từ ngôn ngữ mà họ hoặc người khác dùng để mô tả nó.

Quy luật thứ ba là: Ngôn ngữ gợi mở tương lai có thể chuyển hóa cách tình huống “hiện ra” với con người.

Đây là điểm mấu chốt. Chúng tôi không chỉ nói đến ngôn ngữ mô tả quá khứ hay hiện tại (ngôn ngữ miêu tả), mà là ngôn ngữ có khả năng tạo ra tương lai – như lời tuyên bố, cam kết, lời hứa, yêu cầu, hoặc điều bạn đứng lên và tuyên bố là mình đại diện cho điều đó.

Ba quy luật của hiệu quả
Ví dụ như:
  • Kennedy tuyên bố: “Chúng ta sẽ đưa con người lên mặt trăng trong vòng 10 năm.”

  • Bản Tuyên Ngôn Độc Lập không gọi là “Bản Mô Tả Độc Lập”.

  • Martin Luther King nói: “Tôi có một giấc mơ”

Đó là những ngôn ngữ mang tính kiến tạo tương lai. Bạn có thể xem video tác giả chia sẻ tại đây

Tóm lược từ Đàm Thế Ngọc

Quy luật 1

Trong doanh nghiệp, kết quả đến từ hành động của mỗi nhân sự trong từng tình huống. Mà cách nhìn nhận tình huống sẽ quyết định đến cách mỗi nhân sự hành động.  Một cách hiểu đơn giản về Quy luật 1 trong ba quy luật của hiệu quả đó là:

Cách con người HÀNH ĐỘNG tương quan với cách họ NHÌN NHẬN tình huống.

Hành động khác nhau sẽ trả ra KẾT QUẢ khác nhau

Ba quy luật của hiệu quả

Ví dụ: Cùng là tình huống sếp giao thêm công việc

Cách nhìn của nhân viên 1: Sếp lúc nào cũng thiên vị các nhân viên khác, bắt mình làm nhiều việc hơn

Cách nhìn này dẫn đến hành động chống chế, làm cho xong việc và tạo ra hiệu quả thấp

Cách nhìn của nhân viên 2: Sếp muốn bồi dưỡng năng lực cho mình để giúp mình phát triển, cơ hội thăng tiến rộng mở hơn

Cách nhìn này dẫn đến hành động nỗ lực, chăm chỉ, hết mình từ đó tạo ra hiệu quả vượt trội

Quy luật 2

Vậy điều gì tác động đến cách NHÌN NHẬN tình huống của con người, quy luật 2 trong ba quy luật của hiệu quả:

Cách con người NHÌN NHẬN tình huống được hình thành qua NGÔN NGỮ

Ba quy luật của hiệu quả

Với tình huống sếp giao thêm việc ở trên, điều gì đã tạo ra 2 cách nhìn nhận khác nhau của hai nhân viên. Thứ nhất đến từ cách người quản lý sử dụng ngôn ngữ để trao đổi với nhân sự và thứ hai đến từ “lăng kính” của từng nhân viên khi nhận được thông tin. Dựa vào hai điều này khi tình huống xảy ra, họ sẽ kết luận một cách nhìn cho riêng mình.

Quy luật 3

Bằng cách nào để thay đổi cách nhìn của bản thân hay đội ngũ trong mỗi tình huống. Quy luật 3 trong ba quy luật của hiệu quả:

NGÔN NGỮ KIẾN TẠO có thể chuyển hoá cách con người NHÌN NHẬN tình huống

Ba quy luật của hiệu quả

Tiếp với tình huống trường cao đẳng, để thay đổi hiệu quả, việc quan trọng quản lý cần làm không phải là giám sát xem nhân viên làm việc thế nào mà là cùng nhân viên đưa ra những tuyên bố và cam kết mạnh mẽ.

Đây gọi là ngôn ngữ kiến tạo hay ngôn ngữ gợi mở tương lai. Ví dụ:

Tuyên bố (Declaration):
“Chúng ta đang xây dựng một đội ngũ không chỉ giỏi chuyên môn, mà còn sẵn sàng đảm nhận vai trò lớn hơn để phát triển sự nghiệp lâu dài tại đây.”

Cam kết (Commitment):
“Tôi cam kết không chỉ giao việc, mà còn đồng hành để bạn phát triển năng lực và sẵn sàng cho vị trí cao hơn trong tương lai gần.”

Ngôn ngữ kiến tạo là loại ngôn ngữ không mô tả hiện thực hay quá khứ, mà có chức năng tạo ra một tương lai mới – bằng cách mở ra khả năng, cam kết và hành động mạnh mẽ.

Các thuật ngữ trong phương pháp luận Ba quy luật của hiệu quả

  1. Tương lai mặc định, tương lai khao khát
  2. Lắng nghe mặc định sẵn
  3. Racket (Vỏ bọc)
  4. Bản án chung thân
  5. Integrity (Tính toàn vẹn)
  6. Fact & Story (Sự thật và Câu chuyện)
  7. Tuyên bố
  8. Đồng thuận
  9. Quy trình đồng thuận
  10. Chuyển hoá sự cố thành đột phá
  11. Mạng lưới các cuộc hội thoại

Các thuật ngữ quan trọng khác: Muốn và Nên, Thay đổi và Chuyển hoá, Vòng tròn hiểu biết, Sự cố, Ghi nhận, Buông bỏ,

Ứng dụng Ba quy luật hiệu quả trong doanh nghiệp

Đồng Thuận Ban Lãnh Đạo: Cùng Nhìn Về Một Hướng

Một trong những vấn đề thường gặp là lãnh đạo cấp cao không thực sự đồng thuận về sứ mệnh, tầm nhìn hay chiến lược dài hạn. Dù họ cùng ngồi họp và thống nhất trên giấy, nhưng cách tình huống hiện ra trong tâm trí mỗi người lại khác nhau.

Ứng dụng:

  • Tổ chức đối thoại sâu để viết lại tương lai doanh nghiệp dựa trên ngôn ngữ tương lai (future-based language)​.

  • Đồng thuận lại về: Sứ mệnh – Tầm nhìn – Giá trị cốt lõi – Mục tiêu chiến lược.

Tuyên Bố Ở Từng Cấp Độ: Căn Chỉnh Toàn Hệ Thống

Tuyên bố (Declaration) là lời nói tạo ra một tương lai mới. Một hệ thống hiệu quả là hệ thống nơi mỗi cá nhân, bộ phận và toàn công ty đều có tuyên bố rõ ràng và nhất quán với nhau​​.

Ứng dụng:

  • Công ty: Tuyên bố cấp độ tổ chức về tương lai công ty đang kiến tạo.

  • Bộ phận: Mỗi phòng ban có tuyên bố riêng, phục vụ cho tuyên bố chung.

  • Cá nhân: Mỗi nhân viên tuyên bố mình là ai và cam kết điều gì trong hệ sinh thái chung.

Giải Quyết Xung Đột Dai Dẳng: Cá Nhân & Liên Phòng Ban

Rất nhiều tổ chức “lụi bại từ bên trong” vì các mối xung đột không được xử lý triệt để. Những cuộc “racket” cá nhân – lời than phiền dai dẳng – khiến niềm tin, sự phối hợp và kết quả bị ảnh hưởng nặng​​.

Ứng dụng:

  • Sử dụng mẫu Racket nhóm để lộ diện các kiểu “than phiền cố định”.

  • Tổ chức quy trình Đồng Thuận nhóm để từng bước giải tỏaviết lại cách hiện hữu​.

  • Kết hợp với thực hành Nghe – Nói có cam kết để tái tạo mối quan hệ​.

Chuyển Hoá Sự Cố Thành Đột Phá

Khi có sự cố xảy ra – một dự án thất bại, nhân sự nghỉ việc đột ngột, KPI không đạt – phản ứng thường thấy là đổ lỗi, né tránh. Quy luật hiệu quả đề xuất cách tiếp cận khác: xem sự cố như một cơ hội để “tuyên bố lại” và tạo ra kết quả vượt ngoài mong đợi​.

 Ứng dụng:

  • Phân biệt “sự kiện thật” và “câu chuyện gắn kèm”.

  • Tìm lại cam kết ban đầu, tuyên bố một đột phá mới từ đống đổ nát.

  • Tạo ra hành động mới từ lời nói mới.

Giải Toả “Bản Án Chung Thân” – Phá Bỏ Giới Hạn Tiềm Ẩn

Mỗi cá nhân trong tổ chức đều mang theo mình một hoặc nhiều “bản án chung thân” – là những phán xét nội tại hình thành trong lúc tổn thương, căng thẳng, rồi bám rễ thành cách họ thấy bản thân và cuộc đời​.

Ví dụ:

  • “Tôi không đủ giỏi để làm việc lớn.”

  • “Lãnh đạo sẽ không bao giờ lắng nghe tôi.”

  • “Bộ phận kia luôn làm khó tụi tôi.”

Ứng dụng:

  • Trong các khóa phát triển cá nhân, doanh nghiệp tổ chức hoạt động giúp nhân sự nhìn ratự tháo gỡ các “bản án” này.

  • Viết lại “tuyên bố mới” cho chính mình để không còn bị giới hạn bởi quá khứ.

Con người trở nên tự do, tự tin và sáng tạo hơn trong hành động – không còn tự kiểm duyệt mình.

Xây Dựng Lãnh Đạo Thế Hệ Mới – Lãnh Đạo Bằng Ngôn Ngữ

Trong thế giới phức tạp ngày nay, nhà lãnh đạo không chỉ cần tầm nhìn, mà còn cần năng lực tạo bối cảnh cho người khác hành động hiệu quả.

Theo Ba Quy Luật, người lãnh đạo giỏi là người có thể:

  • Nhận diện “tương lai mặc định” đang kìm hãm đội nhóm.

  • Tạo ra lời tuyên bố mới cho toàn đội.

  • Thiết kế và điều phối mạng lưới hội thoại hiệu suất cao​.

Ứng dụng:

  • Đào tạo lãnh đạo cấp trung và cấp cao với kỹ năng: tạo tuyên bố, nói & nghe có cam kết, phát hiện racket và xây dựng đồng thuận.

  • Xây dựng văn hóa “lãnh đạo từ mọi cấp”, thay vì chỉ từ trên xuống.

Kiến Tạo Văn Hóa Học Tập & Đổi Mới Bền Vững

Phần lớn doanh nghiệp thất bại trong đổi mới không phải vì thiếu ý tưởng, mà vì văn hóa cũ không cho phép cái mới xuất hiện. Sự phòng thủ, so sánh, lắng nghe mặc định và nỗi sợ sai khiến đổi mới trở thành… rủi ro.

 Ứng dụng:

  • Xây dựng môi trường nơi mọi người có thể tuyên bố tương lai của chính họ.

  • Thực hành nghe có cam kết thay cho phán xét (Already/Always Listening)​.

  • Tổ chức các buổi “phát minh lại chính mình” định kỳ ở cấp cá nhân và phòng ban.

Như vậy chúng ta đã cùng tìm hiểu về Ba quy luât của hiệu quả các tại sao nó tác động trực tiếp đến hiệu suất. Có câu hỏi hay chia sẻ gì hãy bình luận phía dưới cho Ngọc biết nhé.

Nếu quý doanh nghiệp muốn xây dựng văn hoá làm việc hiệu suất cao dựa trên nền tảng Ba quy luật của hiệu quả Liên hệ hotline 0911 585 111 để trao đổi.