ATD – Association for Talent Development – Hiệp hội Phát triển Nhân tài
Là một tổ chức hàng đầu thế giới trong lĩnh vực phát triển nhân tài và đào tạo. Thành lập từ năm 1943, ATD chuyên cung cấp nghiên cứu, báo cáo xu hướng và các giải pháp giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả đào tạo nhân sự. ATD có mặt ở hơn 120 quốc gia, kết nối hàng triệu chuyên gia L&D (Learning & Development), HR và lãnh đạo doanh nghiệp.
Báo cáo 2024 State of the Industry do Hiệp hội Phát triển Nhân tài (Association for Talent Development – ATD) công bố dựa trên khảo sát từ 498 tổ chức trên toàn cầu, cung cấp một cái nhìn toàn diện về xu hướng, ngân sách và phương pháp đào tạo nhân sự trong doanh nghiệp. Đây là báo cáo thường niên quan trọng trong ngành đào tạo và phát triển nhân tài (Talent Development – TD), giúp các tổ chức tham chiếu và định hướng chiến lược đào tạo của mình.
Đàm Thế Ngọc sẽ cùng bạn khám phá những số liệu và xu hướng mới nhất từ báo cáo “2024 State of the Industry” của ATD, cung cấp những thông tin quý giá giúp bạn tối ưu hóa chiến lược đào tạo doanh nghiệp của mình.

Số Liệu Quan Trọng và Xu Hướng Learning & Development 2024
Khi nói đến thực trạng đào tạo doanh nghiệp, số liệu luôn là một phần thiết yếu trong việc xác định hướng đi chính xác của bạn.
Thời Lượng Học Tập

Năm 2023, các tổ chức đã chi trung bình 1,283 USD/người cho đào tạo, tăng so với 1,220 USD/người trong năm 2022. Tổng ngân sách đào tạo được phân bổ như sau:
- 57% dành cho dịch vụ nội bộ – bao gồm lương nhân sự đào tạo, chi phí quản lý và vận hành hệ thống đào tạo.
- 27% dành cho dịch vụ bên ngoài – như thuê chuyên gia, mua bản quyền nội dung đào tạo, hội thảo.
- 16% dành cho hoàn trả học phí – hỗ trợ nhân viên theo học các chương trình đào tạo bên ngoài.
Chi Tiêu Cho Đào Tạo Doanh Nghiệp

Các công ty đang đặt cược vào việc xây dựng khả năng cho đội ngũ nội bộ của mình. Họ không chỉ đầu tư vào các nhà cung cấp đào tạo bên ngoài mà còn nhận ra giá trị to lớn của việc bồi dưỡng nhân tài ngay trong chính đội ngũ của họ.
Các chuyên viên L&D cần phải hiểu rõ những dữ liệu phân tích và đánh giá hiệu quả đào tạo, không chỉ để thành công trong việc xây dựng các chương trình đào tạo mà còn để thực hiện những điều chỉnh kịp thời.
Đây chính là lúc mà vai trò của train the trainer trở nên cực kỳ quan trọng; đào tạo nội bộ hiệu quả không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn tạo nên đội ngũ chuyên môn vững mạnh, sẵn sàng đối diện với những thách thức trong môi trường kinh doanh không ngừng biến đổi.
Xem thêm: Các đơn vị cung cấp khoá đào tạo Train The Trainer
Nhân Sự Bộ Phận Học Tập và Phát Triển (Learning & Development)
Nhân sự TD không chỉ giới hạn trong vai trò giảng viên nội bộ mà còn bao gồm nhiều vị trí chuyên trách khác, giúp đảm bảo quá trình đào tạo diễn ra hiệu quả:
-
- Giám đốc phát triển nhân tài và học tập (Chief Talent Development and Learning Officers).
- Quản lý đào tạo và phát triển (Learning and Training Managers).
- Nhân sự hành chính (Administrative Staff).
- Chuyên gia thiết kế học tập (Instructional Designers).
- Huấn luyện viên nội bộ (Trainers).
- Nhà phát triển e-learning (E-learning Developers).
- Chuyên gia đánh giá và cải tiến hiệu suất (Evaluators and Performance Improvement Specialists).

Năm 2023, 34% tổ chức đã tăng số lượng nhân sự TD, phản ánh sự đầu tư ngày càng lớn vào đào tạo và phát triển. Các vị trí được bổ sung nhiều nhất bao gồm:
- Chuyên gia đào tạo và điều phối (Trainers and Facilitators).
- Chuyên gia phát triển tổ chức (HR & Organizational Development Professionals).
- Nhà thiết kế chương trình học tập (Instructional Designers).
Điều này cho thấy các tổ chức đang chú trọng hơn vào việc xây dựng năng lực nội bộ, thay vì chỉ phụ thuộc vào các chương trình đào tạo thuê ngoài
Bộ phận TD có thể được tổ chức theo nhiều mô hình khác nhau, tùy vào quy mô và chiến lược đào tạo của doanh nghiệp:
- 40% tổ chức có phòng ban TD hoặc học tập độc lập, cho phép tập trung nguồn lực và tạo sự nhất quán trong đào tạo.
- 42% tổ chức đặt TD trong bộ phận nhân sự (HR Department), giúp đào tạo gắn liền với chiến lược quản lý nhân sự.
- 10% tổ chức có mô hình đào tạo phân tán (decentralized TD), nghĩa là từng phòng ban tự quản lý chương trình đào tạo riêng để phù hợp với nhu cầu của họ.
- 4% tổ chức đặt TD trong các bộ phận khác, như cải tiến liên tục (Continuous Improvement), truyền thông, tuân thủ, chất lượng, marketing và vận hành.
- 4%: Khác
Phương pháp đào tạo trong doanh nghiệp
Đào Tạo Tại Chỗ Lên Ngôi
Báo cáo 2024 State of the Industry chỉ ra một sự dịch chuyển rõ rệt từ các phương pháp đào tạo truyền thống sang học tập ngay trong công việc (On-the-Job Training – OJT). Thay vì chỉ tổ chức các buổi đào tạo trong phòng họp hoặc thông qua e-learning, ngày càng nhiều doanh nghiệp tích hợp đào tạo vào quy trình làm việc hàng ngày để nhân viên học qua thực hành thực tế.
Dữ liệu từ báo cáo cho thấy:
- 69% tổ chức áp dụng Coaching & Mentoring – nhân viên được hướng dẫn trực tiếp từ cấp trên hoặc đồng nghiệp có kinh nghiệm để nâng cao kỹ năng.
- 60% tổ chức sử dụng Job Shadowing – nhân viên mới hoặc nhân viên chuyển vai trò có cơ hội quan sát người có kinh nghiệm thực hiện công việc để học hỏi.
- 69% tổ chức cung cấp Job Aids (hướng dẫn công việc) – tài liệu hỗ trợ tại chỗ giúp nhân viên thực hiện nhiệm vụ chính xác và hiệu quả hơn.
Đào tạo tại chỗ không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn tạo ra những cơ hội học tập gần gũi và thực tế cho nhân viên.
Đào Tạo Ứng Dụng AI
AI đang hỗ trợ đào tạo nhân sự theo hai hướng chính:
- Đào tạo kỹ năng AI (AI technical skills training): Bao gồm học máy (machine learning), ngôn ngữ lập trình (programming languages), xử lý ngôn ngữ tự nhiên (natural language processing) và các chủ đề kỹ thuật liên quan.
- Đào tạo kỹ năng AI thực hành (AI practical skills training): Bao gồm cách viết prompt (prompt writing), giải quyết vấn đề bằng AI (problem-solving with AI), đạo đức AI (AI ethics) và các kỹ năng ứng dụng AI vào công việc
Gần một nửa tổ chức (46%) cung cấp đào tạo kỹ năng AI kỹ thuật, trong khi 45% đào tạo kỹ năng AI thực hành. Ngoài ra, 63% tổ chức dự kiến sẽ tăng cường đào tạo AI kỹ thuật trong tương lai, cho thấy AI ngày càng trở thành một năng lực cốt lõi
Microlearning và Nội Dung Đa Phương Tiện Đang Thống Trị Đào Tạo
Báo cáo 2024 State of the Industry chỉ ra rằng các tổ chức đang chuyển dịch mạnh mẽ sang các phương pháp đào tạo ngắn gọn, dễ tiếp cận và hấp dẫn hơn. Cụ thể, 69% tổ chức đang áp dụng microlearning, trong khi 68% tổ chức sử dụng video và podcast để làm quá trình học trở nên thú vị hơn
Việc áp dụng công nghệ không chỉ giúp nhân viên dễ dàng tiếp cận thông tin mà còn khiến cho quá trình học tập trở nên thú vị và sinh động hơn.
Xem thêm: L&D: Ứng dụng công nghệ để tối ưu hoá đào tạo
Đo lường hiệu quả học tập.
Báo cáo chỉ ra rằng các tổ chức đang sử dụng các chỉ số sau để đo lường hiệu quả của hoạt động đào tạo:
- Sự hài lòng của nhân viên (Employee satisfaction): 67% tổ chức sử dụng để đánh giá sự tác động của đào tạo
- Tỷ lệ giữ chân nhân viên (Employee retention): 57% tổ chức đo lường xem đào tạo có giúp giữ chân nhân sự quan trọng hay không
- Cải thiện năng suất (Productivity improvement): 52% tổ chức theo dõi mức độ ảnh hưởng của đào tạo đến hiệu suất làm việc
- Chất lượng sản phẩm và dịch vụ (Quality of products/services): 45% tổ chức đo lường chất lượng sản phẩm/dịch vụ sau khi nhân viên tham gia đào tạo
- Sự hài lòng của khách hàng (Customer satisfaction): 55% tổ chức sử dụng chỉ số này để đánh giá tác động của đào tạo
- Doanh thu và lợi nhuận (Sales/Revenue & Profitability): Chỉ khoảng 43% tổ chức theo dõi tác động của đào tạo đến doanh số và 42% xem xét mức độ ảnh hưởng đến lợi nhuận tổng thể
Video Đánh giá hiệu quả đào tạo thông qua mô hình KirkPatrick
Mặc dù có nhiều chỉ số đo lường, không phải tổ chức nào cũng có thể liên kết trực tiếp đào tạo với kết quả kinh doanh. Một số thách thức phổ biến:
📌 Khó xác định mối liên hệ giữa đào tạo và hiệu suất làm việc vì còn nhiều yếu tố khác ảnh hưởng.
📌 Không phải lúc nào doanh thu hay lợi nhuận cũng phản ánh chính xác hiệu quả đào tạo.
📌 Số lượng nhân viên tham gia đào tạo không đồng nghĩa với việc đào tạo hiệu quả, vì điều quan trọng là kiến thức được áp dụng vào thực tế ra sao.
Dưới đây là video Ngọc chia sẻ các bước thiết kế chương trình đào tạo tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp
Xem thêm: Top các đơn vị đào tạo Train The Trainer tại Việt Nam
Kết Luận
Trong bối cảnh công nghệ phát triển nhanh chóng và yêu cầu về sự đổi mới trong đào tạo không ngừng gia tăng, việc nắm bắt những xu hướng mới nhất trong lĩnh vực học tập và phát triển (L&D) trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Từ việc giảm thời lượng học tập và chuyển sang các hình thức đào tạo tại chỗ, cho đến sự chú trọng vào đào tạo tuân thủ, kỹ năng lãnh đạo và kỹ năng AI, tất cả đều thể hiện một sự chuyển mình mạnh mẽ trong cách mà doanh nghiệp nhìn nhận giá trị của việc đào tạo nhân viên.
Chúng ta cũng đã khám phá những phương pháp đào tạo hiện đại, từ các hình thức học trực tuyến, mô hình hybrid cho đến đào tạo ứng dụng công nghệ. Việc đo lường hiệu quả học tập và những dự báo về tương lai L&D không chỉ giúp chúng ta nhìn thấy các cơ hội mà còn thách thức cần vượt qua trong hành trình phát triển này. Sự cá nhân hóa và ứng dụng công nghệ sẽ tạo ra những bước tiến mới, giúp nhân viên phát triển một cách chủ động và hiệu quả nhất.
Hãy cùng nhau hiện thực hóa những thông tin và kiến thức này trong tổ chức của bạn. Đừng ngần ngại chia sẻ những quan điểm và ý kiến của bạn qua phần bình luận bên dưới cho Ngọc biết nhé!