Trong dự án Oxygen, Google đã dành nhiều năm để nghiên cứu xem một nhà lãnh đạo cần trang bị những năng lực gì để dẫn dắt đột ngũ hiệu quả. Câu trả lời có trong bài viết này
Kỹ Năng Lãnh Đạo – Vai Trò Của Nhà Quản Lý tại Google
Kỹ năng lãnh đạo là yếu tố quan trọng để mỗi nhà quản lý có thể dẫn dắt bộ phận, doanh nghiệp đi đến thành công.
Tại Google, nơi con người được coi là tài sản quan trọng nhất, câu hỏi này đã dẫn đến sự ra đời của Dự án Oxygen. Qua nghiên cứu sâu rộng, Google đã xác định được 10 yếu tố cốt lõi giúp các nhà quản lý trở thành những lãnh đạo xuất sắc, từ đó cải thiện không chỉ hiệu suất công việc mà còn cả văn hóa tổ chức.Thử nghiệm tổ chức “phẳng” vào năm 2002
Giữa năm 2023, tôi có dịp gặp một chị Quản lý khu vực Châu Á Thái Bình Dương tại khoá học Chiến lược Đại Dương Xanh tại INSEAD Business School – 1 trong số trường top đầu thế giới về Quản trị kinh doanh
Trong quá trình trao đổi, bên cạnh việc thảo luận về bài tập liên quan đến Chiến lược đại dương xanh, tôi cũng tò mò hỏi xem Google đào tạo kỹ năng lãnh đạo như thế nào cho quản lý các cấp.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá chi tiết về 10 yếu tố đó, đồng thời tìm hiểu cách Google áp dụng chúng vào thực tế để xây dựng một môi trường làm việc hiệu quả và bền vững.
Năm 2002, Google từng thử nghiệm một ý tưởng táo bạo: loại bỏ hoàn toàn vai trò quản lý để xây dựng một tổ chức “phẳng” hơn. Tuy nhiên, thử nghiệm này nhanh chóng gặp thất bại. Nhân viên rơi vào trạng thái bối rối và không biết tìm kiếm sự hỗ trợ ở đâu, ngay cả với những vấn đề đơn giản như phê duyệt nghỉ phép. Thậm chí, các quyết định nhỏ nhặt cũng bị đẩy lên cấp cao nhất, gây nên sự tắc nghẽn trong quy trình làm việc.
Kết quả này đã chứng minh rằng, vai trò của các nhà quản lý là không thể thay thế, đặc biệt trong việc định hướng và hỗ trợ nhân viên.
Ra đời Dự án Oxygen (2008)
Sau thất bại đó, Google quyết định tìm hiểu sâu hơn về tầm quan trọng của quản lý. Đến năm 2008, Dự án Oxygen chính thức ra đời với một câu hỏi trọng tâm:
“Điều gì sẽ xảy ra nếu mỗi Googler đều có một nhà quản lý xuất sắc?”
Nhóm nghiên cứu đã phân tích dữ liệu, phản hồi từ nhân viên, và tiến hành khảo sát rộng rãi để xác định những yếu tố tạo nên một nhà quản lý tốt. Từ đó, Google không chỉ chứng minh rằng quản lý là yếu tố quan trọng mà còn đặt nền tảng cho việc xây dựng văn hóa lãnh đạo vượt trội trong toàn tổ chức.
10 Yếu Tố Quan Trọng Để Lãnh Đạo Nhân Viên Hiệu Quả Tại Google
Dựa trên nghiên cứu từ Dự án Oxygen, Google đã tiến hành phân tích dữ liệu từ hàng trăm nhóm làm việc và phản hồi của nhân viên. Kết quả cho thấy các nhà quản lý xuất sắc sở hữu 10 yếu tố cốt lõi, giúp họ dẫn dắt đội ngũ không chỉ đạt hiệu suất cao mà còn duy trì sự hài lòng và gắn kết.
Những yếu tố này không chỉ dừng lại ở kỹ năng giao tiếp hay chuyên môn, mà còn bao gồm cả khả năng xây dựng mối quan hệ, định hướng chiến lược, và đưa ra quyết định chính xác. Google đã tích hợp chúng vào các chương trình đào tạo quản lý nhằm cải thiện năng lực lãnh đạo trên toàn tổ chức.
1. Là một người huấn luyện giỏi
Nhà quản lý xuất sắc không chỉ đóng vai trò giám sát công việc mà còn là người hỗ trợ sự phát triển cá nhân và sự nghiệp của nhân viên. Họ biết cách khuyến khích nhân viên khám phá tiềm năng và hướng dẫn họ đạt được mục tiêu.
Thay vì chỉ “giao việc – giám sát – đánh giá”, nhà quản lý giỏi trở thành người khai mở tiềm năng cho nhân viên.
Họ không “chỉ đạo” mà “dẫn dắt”, không “giải quyết hộ” mà “gợi mở cách giải quyết”.
Gợi ý áp dụng:
– Thường xuyên gặp 1-1
– Đặt câu hỏi thay vì đưa ra câu trả lời ngay lập tức.
– Tập trung vào phát triển dài hạn chứ không chỉ chữa cháy ngắn hạn.
2. Trao quyền và tránh quản lý tiểu tiết
Trao quyền nghĩa là tin tưởng nhân viên, để họ tự chủ trong công việc. Các nhà quản lý tốt luôn tránh quản lý vi mô, tạo không gian để nhân viên tự do sáng tạo và đóng góp.
Google nhận thấy rằng nhân viên làm việc hiệu quả nhất khi được tin tưởng và tự chủ.
“Sự kiểm soát tạo ra lo lắng. Sự tin tưởng tạo ra sáng tạo.”
Gợi ý áp dụng:
– Giao việc với sự rõ ràng về mục tiêu, nhưng linh hoạt về cách làm.
– Tôn trọng quyết định của nhân viên trong phạm vi cho phép.
– Chỉ can thiệp khi thực sự cần thiết.
Xem thêm: 5 cấp độ lãnh đạo John C. Maxwell
3. Quan tâm đến thành công và hạnh phúc của nhân viên
Không chỉ tập trung vào kết quả công việc, nhà quản lý xuất sắc còn chú ý đến sức khỏe tinh thần và sự cân bằng cuộc sống của nhân viên, giúp họ duy trì động lực và hạnh phúc lâu dài.
Lãnh đạo không chỉ là người “đòi hỏi kết quả”, mà còn là người “hiểu người”.
Google gọi đó là việc “tạo ra một môi trường an toàn về tâm lý” (psychological safety).
Gợi ý áp dụng:
– Hỏi thăm đời sống cá nhân một cách chân thành.
– Chủ động phát hiện dấu hiệu mệt mỏi, áp lực.
– Cân bằng kỳ vọng công việc và sức khỏe tinh thần.
4. Là người giao tiếp giỏi
Một nhà quản lý hiệu quả phải biết lắng nghe ý kiến, truyền đạt thông tin rõ ràng, và giải quyết các vấn đề giao tiếp trong nhóm một cách nhanh chóng và nhạy bén.
Không có giao tiếp, không có lãnh đạo.
Lắng nghe là siêu năng lực bị đánh giá thấp nhất trong giới quản lý.
Gợi ý áp dụng:
– Lắng nghe chủ động (active listening), không ngắt lời.
– Giao tiếp đa chiều, không chỉ một chiều từ sếp xuống.
– Chia sẻ rõ ràng kỳ vọng, phản hồi và định hướng.
5. Giúp định hướng rõ ràng cho nhân viên
Những nhà quản lý giỏi luôn đặt ra mục tiêu cụ thể và truyền đạt rõ ràng về vai trò và trách nhiệm của từng thành viên, đảm bảo mọi người hiểu được mục tiêu chung.
Không có la bàn, con thuyền sẽ lạc hướng. Nhân viên cũng vậy.
“Nhân viên không ngại khó, chỉ sợ mù mờ.”
Gợi ý áp dụng:
– Thiết lập OKRs (mục tiêu và kết quả then chốt).
– Làm rõ vai trò, trách nhiệm từng cá nhân.
– Cập nhật định hướng theo từng giai đoạn của tổ chức.
Xem thêm: Top các đơn vị uy tín đào tạo Train The Trainer
6. Hỗ trợ nhân viên phát triển sự nghiệp
Nhà quản lý xuất sắc chủ động đưa ra các cơ hội học tập, nâng cao kỹ năng, và thăng tiến trong sự nghiệp. Họ luôn khuyến khích nhân viên phát triển để đạt được tiềm năng tối đa.
Google tin rằng khi nhân viên phát triển, tổ chức phát triển.
Gợi ý áp dụng:
– Đề xuất lộ trình phát triển nghề nghiệp (Career Path).
– Gợi ý các khóa học, dự án thử thách để nâng cao năng lực.
– Đặt câu hỏi: “Bạn muốn mình trở thành ai trong 1–3 năm tới?”
7. Có tầm nhìn và chiến lược rõ ràng
Một nhà lãnh đạo cần có khả năng nhìn xa và xây dựng chiến lược cụ thể, đồng thời truyền cảm hứng để nhân viên cùng hướng tới mục tiêu lớn.
Nhà quản lý không chỉ “chạy dự án”, mà còn “vẽ bản đồ”.
Tầm nhìn là ngọn đèn pha dẫn đường cho cả đội ngũ.
Gợi ý áp dụng:
– Liên tục chia sẻ “bức tranh lớn” cho nhóm.
– Gắn kết công việc hàng ngày với mục tiêu chiến lược.
– Truyền cảm hứng qua câu chuyện, số liệu và tầm ảnh hưởng.
8. Giỏi một số chuyên môn quan trọng để giúp đỡ nhân viên khi cần
Nhà quản lý hiệu quả không nhất thiết phải làm mọi thứ thay nhân viên, nhưng họ cần có kiến thức chuyên môn sâu để hỗ trợ hoặc hướng dẫn khi nhóm gặp khó khăn.
Không cần “biết tuốt”, nhưng cần đủ sâu để đáng tin và đủ rộng để định hướng.
Gợi ý áp dụng:
– Cập nhật kiến thức chuyên môn thường xuyên.
– Tham gia cùng nhóm khi gặp vấn đề kỹ thuật phức tạp.
– Là cầu nối giữa chuyên môn – chiến lược – thực thi.
9. Hợp tác tốt liên phòng ban
Trong các tổ chức lớn như Google, việc phối hợp liên phòng ban là rất quan trọng. Một nhà quản lý xuất sắc cần tạo được sự kết nối và hợp tác hiệu quả giữa các nhóm.
Trong tổ chức lớn, “phá vỡ rào cản phòng ban” là lợi thế cạnh tranh.
Nhà quản lý giỏi không “chơi solo”, mà là “người nối mạng lưới”.
Gợi ý áp dụng:
– Khuyến khích nhân viên chủ động liên hệ, làm việc chéo bộ phận.
– Xây dựng mối quan hệ với các trưởng nhóm khác.
– Làm rõ mục tiêu chung để tránh xung đột “cục bộ”.
10. Đưa ra quyết định hiệu quả
Nhà quản lý cần biết cách phân tích tình huống, đánh giá rủi ro, và đưa ra quyết định đúng đắn, kịp thời. Đây là yếu tố cốt lõi để giữ cho nhóm hoạt động hiệu quả và hướng tới mục tiêu chung.
Sự khác biệt lớn giữa “người giỏi chuyên môn” và “nhà quản lý giỏi” là khả năng ra quyết định.
Gợi ý áp dụng:
– Phân tích thông tin nhanh – đủ – đúng trọng tâm.
– Tham khảo ý kiến, nhưng không ngại quyết định.
– Đánh giá lại sau mỗi quyết định để học hỏi.
Xem video Đàm Thế Ngọc phân tích về 10 yếu tố để lãnh đạo nhân viên hiệu quả từ Google
Xem thêm: Bí quyết gia tăng hiệu suất đội ngũ bán hàng
Doanh Nghiệp Phát Triển Kỹ Năng Lãnh Đạo Cho Quản Lý Các Cấp
Các tiếp cận ở trên của Google rất đáng để tham khảo và dựa trên các nghiên cứu từ những tổ chức hàng đầu như Harvard Business Review, Center for Creative Leadership (CCL) và McKinsey & Company , tôi chia năng lực lãnh đạo thành 3 cấp độ trọng yếu. Mỗi cấp độ sẽ có các chủ đề gợi ý để trang bị cho đội ngũ quản lý theo từng cấp độ để phát triển khả năng lãnh đạo:
Lead Others – Lãnh đạo nhân viên
Gắn kết – Truyền cảm hứng – Phát triển đội nhóm
Ở cấp độ này, nhà lãnh đạo cần tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ, thúc đẩy hiệu suất và phát triển từng cá nhân trong đội nhóm. Đây là nền tảng đầu tiên của hành trình lãnh đạo.
Chủ đề đào tạo phù hợp:
-
Kỹ năng giao tiếp và phản hồi hiệu quả
-
Tạo động lực và trao quyền
-
Quản lý hiệu suất cá nhân
-
Quản lý hiệu suất và giao việc hiệu quả
-
Giải quyết xung đột trong đội nhóm
-
Tư duy phát triển và năng lực tự học (Growth Mindset & Self-leadership)

Lead the Leaders – Lãnh đạo các nhà lãnh đạo
“Người lãnh đạo vĩ đại không tạo ra người theo sau. Họ tạo ra thêm nhiều nhà lãnh đạo.”
– Tom Peters
Tăng cường ảnh hưởng – Xây dựng đội ngũ kế cận – Dẫn dắt cấp trung
Ở cấp độ này, nhà lãnh đạo không chỉ dẫn dắt nhân viên mà còn phát triển các quản lý cấp dưới, giúp họ trở thành những người lãnh đạo độc lập, có năng lực và có tầm nhìn.
Chủ đề đào tạo phù hợp:
- Giải quyết vấn đề và ra quyết định
-
Xây dựng niềm tin và truyền cảm hứng cho đội ngũ
- Huấn luyện và kèm cặp nhân viên
- Xây dựng thương hiệu nhà lãnh đạo

Lead the Organization – Lãnh đạo tổ chức
Tư duy hệ thống – Chiến lược tổ chức – Văn hóa và sự thay đổi
Ở cấp độ cao nhất, nhà lãnh đạo cần có khả năng nhìn toàn cảnh, hoạch định chiến lược dài hạn, xây dựng văn hóa hiệu suất cao và dẫn dắt tổ chức vượt qua thay đổi.
Chủ đề đào tạo phù hợp:
-
Quản trị sự thay đổi (Kotter’s 8 Accelerators)
-
Văn hóa doanh nghiệp
-
Đổi mới sáng tạo và tư duy hệ thống